Ra mắt phần 3 vào năm 1988, mặc dù không quá thành công như phần 2 nhưng chắc chắn nhiều khán giả vẫn mong đợi vào phần 4 được nhanh chóng sản xuất, tuy nhiên 3 năm rồi 6 năm trôi qua mà vẫn chưa có Rambo 4, phải tới tận 20 năm sau thì Chiến Binh Rambo 4 mới chính thức được phát hành và người đảm nhiệm vai trò đạo diễn kiêm diễn viên chính chính là cái tên quen thuộc Sylvester Stallone. Ngôi sao nổi tiếng của Hollywood khi này đang ở tuổi 62 nhưng khi lên phim, không ai nghĩ ông vẫn có thể thực hiện được những cảnh hành động chất lượng đến như thế. Rõ ràng, Stallone không chỉ mang tới vai diễn Rambo kinh điển mà ở ngoài đời ông cũng cho thấy cái chất Rambo kinh điển của mình.
Bắt đầu bối cảnh ở Thái Lan, Chiến Binh Rambo 4 tiếp tục đưa chúng ta theo chân chàng lính đánh thuê John Rambo lúc này đang sống một cuộc sống yên bình với công việc chính là bắt rắn và vận chuyển người cùng hàng hóa trên một chiếc thuyền cũ. Khi một nhóm người truyền giáo Cơ đốc yêu cầu được chở đến vùng chiến sự ở Miến Điện để giúp đỡ người dân địa phương, Rambo miễn cưỡng chỉ chấp nhận công việc hộ tống khi Sarah Miller trình bày quan điểm của mình về sứ mệnh nhân đạo của họ.
Rambo rời nhóm đến địa điểm được yêu cầu, nhưng ngôi làng nơi họ đang làm việc bị tấn công bởi đội quân tàn bạo của Thiếu tá Pa Tee Tint – một chỉ huy cấp cao trong lực lượng Khơ me đỏ. Ngoài ra, rất nhiều người dân địa phương đã bị tàn sát và các nhà truyền giáo bị bắt cóc. Sau đó, một thành viên của nhà thờ gặp Rambo và yêu cầu anh ta vận chuyển một nhóm lính đánh thuê được thuê để giải cứu các nhà truyền giáo…
Mang tiếng là phim hành động bắn súng nhưng thực tế Chiến Binh Rambo 4 rõ ràng là cần phải thêm yếu tố kinh dị vào thể loại của phim, bởi phim có quá nhiều những cảnh máu mẻ được làm cực kỳ chân thực bên cạnh nhiều cảnh xác chết thật và xác chết giả được làm y như thật. Tuy nhiên, chính yếu tố kinh dị này cho thấy ngụ ý của tác giả khi muốn gửi tới thông điệp tàn khốc của chiến tranh, khi người ta nhìn thấy những điều ghê sợ như vậy mới thấy sợ chiến tranh, muốn hướng tới hòa bình nhiều hơn. Đó chính là tính nhân văn nằm ẩn sau những cảnh máu me khủng khiếp.